top of page

Năm mức độ ngu dốt

Writer's picture: EmmaQEmmaQ


Hôm trước, trong bài viết về hiệu ứng Dunning Kruger, Q có nhắc đến các mức độ của “ngu dốt”, song chưa có cơ hội chia sẻ cụ thể hơn.

Người ta thường tung hô nhau giỏi giang bằng những lời khen xã giao qua mạng, việc này xuất phát từ thiện chí tích cực, nhưng nếu lạm dụng thì lại giống con dao hai lưỡi - làm người nghe nảy sinh ảo tưởng và đánh mất sự khiên tốn cần thiết.

Nói về chữ “ngu dốt”: nhận thức được bản thân “ngu dốt” ở mức độ nào thật ra chính là một loại thông minh.

Tóm tắt lại là có 5 mức dốt như sau: 1. Biết cái mình biết 2. Biết cái mình không biết 3. Không biết cái mình không biết 4. Không biết cách để biết rằng mình không biết cái mình không biết 5. Nghĩ mình cái gì cũng biết (tầm này thì làm thầy thiên hạ được rồi )

Tất nhiên, đọc xong bài học đó bản thân Q cũng thấy “nhột nhột” & tự hỏi liệu bản thân đang “ngu dốt” đến mức nào. Bài học ngắn gọn nhưng bao quát tất cả tư duy của một người học, nhẹ nhàng mà thâm thuý cổ vũ tinh thần. Mỗi khi bạn học được một điều mới, chính là lúc cái giếng của bạn rộng mở hơn một chút,bạn sẽ thấy thế giới bao la như thế nào, cuộc đời đài rộng ra sao. Mục đích của sự học, suy đến cùng, chẳng phải là để người học chinh phục được sự tự do về tinh thần hay sao?!

Trong công việc HR của mình cũng vậy, làm thế nào để ứng viên có trải nghiệm tốt nhất, làm sao để nhân viên mới thích nghi với môi trường nhanh nhất, cần làm gì để nhân viên tiềm năng tiếp tục cống hiến cho công ty, có cách gì tốt hơn để giải quyết những vấn đề nội bộ?

Tự nhận mình là “a life long learner” - một kẻ học cả đời, (chữ học ở đây không chỉ giới hạn trên sách vở nhé), Quỳnh thấy hào hứng vô cùng mỗi khi bỏ được một nắm kiến thức vào túi ba gang của mình, khi đó là mình đã “bớt ngu” hơn một chút.

Nhận thức được mình dốt và dốt ở mức độ nào cũng một loại minh triết! Kể ra dốt cũng phải có nghệ thuật.

10 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post

©2020 by Grow with EmmaQ. Proudly created with Wix.com

bottom of page